Những câu hỏi liên quan
Trân Trần
Xem chi tiết
minh nguyet
8 tháng 11 2021 lúc 20:21

Em tham khảo:

     Sau khi học truyện Em bé thông minh, tôi rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi, con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạn và nhanh trí. Em không hề rụt rè, nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua. Em bé đã giải được những câu đố oái oăm, hóc búa đầy bất ngờ của viên quan, nhà vua và cả sứ thần nước láng giềng khiến tôi rất khâm phục. Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng. Tôi mong mọi trẻ em đều thông minh, nhanh nhẹn như em bé.

Bình luận (0)
🍼🍼🍼SỮA🍼🍼🍼
8 tháng 11 2021 lúc 20:22

Tham khảo:

Sau khi học truyện Em bé thông minh, tôi rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi, con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạn và nhanh trí. Em không hề rụt rè, nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua. Em bé đã giải được những câu đố oái oăm, hóc búa đầy bất ngờ của viên quan, nhà vua và cả sứ thần nước láng giềng khiến tôi rất khâm phục. Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng. Tôi mong mọi trẻ em đều thông minh, nhanh nhẹn như em bé.

Bình luận (0)
jiun
Xem chi tiết
Văn Thanh Phạm
Xem chi tiết
Doãn Oanh
Xem chi tiết
Non Chwe
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Nam
17 tháng 3 2021 lúc 23:13

Hiện nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ số người tử vong vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng, thì điều đáng mừng Việt Nam đang hạn chế mức thấp nhất ca nhiễm bệnh, dịch bệnh đang nằm trong sự kiểm soát.

Có được thắng lợi đó, cho thấy chúng ta tích cực, chủ động vào cuộc ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ngày 20/3 Bộ Chính trị đã họp bàn về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: Tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn. Trước mắt, cần cố gắng khoanh lại, không để dịch bệnh lây lan rộng, không để bị động bất ngờ, chuẩn bị khả năng xấu nhất để có phương án tốt nhất. Với tinh thần tất cả cùng vào cuộc, “chống dịch như chống giặc”, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được vừa qua, làm quyết liệt nhưng cũng không hốt hoảng sợ hãi đến mức không dám làm gì.

Như vậy có thể nói ngay từ đầu, người đứng đầu Đảng và Nhà nước đã đưa ra thông điệp quan trọng là “chống dịch như chống giặc”, cả hệ thống chính trị vào cuộc, không ai đứng ngoài.

Trung ương cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết liệt, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao.

Khẳng định tinh thần đoàn kết cả hệ thống chính trị vào cuộc, trong lời kêu gọi gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào nước ngoài về phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá: dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ngành, các cấp, các địa phương, cả hệ thống chính trị đã đoàn kết, thống nhất triển khai quyết liệt nhiều biện pháp đồng bộ, vừa ngăn chặn, hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội; bước đầu đã thu được nhiều kết quả tích cực, thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc, sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc chiến đấu chống đại dịch. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã chạm đến trái tim yêu nước của mỗi người Việt Nam, nó có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng như một lời cổ vũ, động viên khích lệ mỗi người dân Việt Nam với truyền thống yêu nước nồng nàn, tính nhân đạo, nhân văn cao cả, không ai đứng ngoài cùng cả nước vào cuộc phòng chống dịch.

Trong các cuộc họp Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục đưa ra thông điệp “chống dịch như chống giặc”, Chỉ thị số 15 và 16 với phương châm 4 tại chỗ: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Đồng thời đánh giá cao tinh thần và hiệu quả phòng, chống dịch của cả hệ thống chính trị, nhất là của lực lượng y tế, quân đội, công an, thông tin và truyền thông; biểu dương các ngành, các cấp, các địa phương, nhất là TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… đã triển khai có kết quả; biểu dương những tấm lòng nhân ái, tấm gương người tốt việc tốt.

Có thể thấy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng là rất hiệu quả và rõ nét. Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Nhà nước đã có các giải pháp đồng bộ, từ đóng cửa biên giới, cách ly các điểm du lịch, huy động sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan y tế chuyên môn, các cơ quan truyền thông và thậm chí là mỗi người dân. Trong giai đoạn dịch bắt đầu bùng phát hiện nay, vai trò của hệ thống cấp ủy, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương là vô cùng quan trọng trong việc thực hiện cách ly, giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”; khai báo y tế, khoanh vùng dập dịch. Các lực lượng đã không quản ngại khó khăn, gian khổ nơi tuyến đầu đầy hiểm nguy vào cuộc đồng hành với chính phủ tham gia tích cực vào cuộc phòng chống dịch bệnh. Ngoài nguy cơ nhiễm bệnh dình dập, họ còn hy sinh tình cảm gia đình chỉ được nói chuyện với người thân qua màn hình điện thoại; hay nhiều đôi nam nữ hoãn cưới, anh bộ đội người thân mất không về được…Việc ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng với Chính phủ kêu gọi mọi cá nhân tổ chức tham gia ủng hộ cuộc chiến phòng, chống dịch đã khích lệ thu hút được sự quan tâm của toàn dân. Nhiều y, bác sỹ nghỉ hưu, những thanh niên tình nguyện… cũng xung phong hưởng ứng tham gia dập dịch, các doanh nghiệp, người dân tích cực ủng hộ tiền, vật chất. Hình ảnh xúc động khi các cháu nhỏ tuổi viết thư ủng hộ tiền mừng tuổi, cụ già 101 tuổi mẹ liệt sỹ năm xưa mẹ đã tiễn con ra chiến trường nay mẹ dành số tiền tiết kiệm ủng hộ; ngay trong khu vực cách ly cũng tham gia ủng hộ tiền cho cuộc chiến. Nhiều văn nghệ sỹ cũng tham gia sáng tác thơ ca, những tác phẩm nghệ thuật, những bài hát giai điệu hào hùng nay động lòng người cổ vũ, động viên khích lệ, tinh thần cho cuộc chiến.

Kết luận số 172 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Thắng lợi bước đầu trong cuộc chiến đấu chống đại dịch đã thể hiện ý chí, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, thống nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta”.

Những chiến thuật riêng có của Việt Nam

Nâng mức cảnh báo lên cao nhất: “Chống dịch như chống giặc” ngay từ khi phát hiện dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao trong diện rộng và trong bối cảnh thế giới chưa tìm ra thuốc chữa đã giúp Việt Nam chủ động bố trí nhân lực, vật lực và các phương án phòng chống dịch bệnh đến mức cao nhất. Ban Chỉ đạo quốc gia được thành lập là cơ quan chỉ đạo cao nhất cho chiến dịch phòng chống COVID-19. Bên cạnh đó, chúng ta đã xây dựng những kịch bản ứng phó ở các mức khác nhau để tập huấn cho cán bộ và đề cao ý thức phòng ngừa trong nhân dân.

Việt Nam ngay từ đầu đã làm cao hơn và sớm hơn những gì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo dự báo. Đã đề ra và thực hiện có hiệu quả những nguyên tắc kiên định: ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch và phương châm 4 tại chỗ đó là: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Khẩn trương, kiên quyết khoanh vùng, kịp thời cách ly các “ổ dịch” được phát hiện. Phương tiện, trang bị, vật tư y tế cho phòng, chống dịch cơ bản được bảo đảm. Vấn đề đời sống, bảo đảm an toàn cho lực lượng phòng, chống dịch được quan tâm.

Giãn cách xã hội để có thời gian khoanh vùng dập dịch trong cộng đồng là biện pháp mạnh tiếp theo của Chính phủ Việt Nam khi phát hiện nguồn lây chéo trong cộng đồng. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 15 và 16 và tuyên bố có dịch, thực hiện giãn cách xã hội, kiểm soát chặt chẽ biên giới thực hiện cách ly 14 ngày. Với tinh thần: tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, nhà nào ở nhà đó. Khi có yêu cầu bắt buộc phải đi lại, ra ngoài nên đi bộ hoặc phương tiện cá nhân, bắt buộc phải đeo khẩu trang và cách xa 2m lúc trao đổi. Mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tùy theo điều kiện cần tổ chức lại không gian làm việc, sinh hoạt và sản xuất theo cách phù hợp nhất; làm việc, hội họp trực tuyến; mua sắm, giao tiếp online. Thực hiện sống chậm; sống đơn giản, tiết kiệm để phòng chống dịch. Từ thực tế phòng chống dịch của nước ta và các nước trên thế giới thời gian qua cho thấy; chính việc đi lại, di chuyển nhanh, nhiều; tụ tập đông người là nguyên nhân cơ bản khiến dịch bệnh phát tán khắp nơi; khiến nhiều quốc gia bị “vỡ trận” mà đến nay vẫn chưa khắc phục được.

Chặn nguồn lây lan bằng cách hạn chế các phương tiện vận tải công cộng và dừng hẳn khi dịch bệnh lây lan trong cộng đồng là biện pháp mạnh tiếp theo của Chính phủ. Ở nước ta, tại các đô thị trung tâm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố khác nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị là rất lớn. Nhận rõ thực tế này, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19 trên các phương tiện vận tải từ đường bộ, đường hàng không đến đường sắt, đường thủy, ngay khi dịch xuất hiện, Chính phủ luôn yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc theo từng giai đoạn, cấp độ của dịch bệnh để có các biện pháp cụ thể trong phòng chống dịch. Từ hạn chế từng phần có kiểm soát đến đóng cửa toàn bộ việc vận chuyển hành khách trong và ngoài nước bằng máy bay, tàu hỏa và các loại hình khác đi và đến các vùng có dịch.

Về điều trị: Tập trung chính là điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới. Yêu cầu theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh, trong đó hướng dẫn sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm; theo dõi tiến triển hằng ngày X-quang phổi của bệnh nhân để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng/tiến triển nặng của bệnh. Với bệnh nhân suy hô hấp nặng, nên đặt ống nội khí quản sớm và thở máy xâm nhập. Chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập cho từng trường hợp cụ thể, chứ không áp dụng thường quy và cần theo dõi sát bệnh nhân. Tiêu chuẩn ra viện, là cải thiện các dấu hiệu lâm sàng, cần có hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm đường hô hấp (cả dịch tỵ hầu và dịch họng), lấy cách nhau >= 24 giờ âm tính với SARS-CoV-2.

Sau khi ra viện, người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày nữa. Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình và không được ra ngoài. Theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.

Bên cạnh đó chúng ta có sự hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật, cập nhật kịp thời phác đồ điều trị cùng với tinh thần quyết tâm, ý thức trách nhiệm của các thầy thuốc không quản thời gian sáng, tối, đêm, với tinh thần 24/24, sẵn sàng hội chẩn đưa ra những quyết định kịp thời sáng suốt nhất, do đó Việt Nam đã chữa nhiều ca khỏi bệnh.

Nói về cách làm của Việt Nam Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết “Từ trước Tết, khi chưa có thông tin về dịch chưa vào Việt Nam, Bộ Y tế đã họp bàn kỹ lưỡng tình hình và mời các chuyên gia kể cả các đồng chí đã nghỉ hưu. Đến nay, sau 3 tháng, có thể nói chúng ta đã rất chủ động. Chúng ta luôn lường trước tình huống xấu hơn để nó không xấu đi và xấu nhất để nó không diễn ra. Chúng ta có đầy đủ các kịch bản để ứng phó dịch. Ban chỉ đạo chưa bao giờ hốt hoảng vì các diễn biến đã được dự báo và con số nhiễm bệnh đều thấp hơn chúng tôi, cũng như các chuyên gia dự báo”.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Eren Yeager
Xem chi tiết
Tâm Hy
Xem chi tiết
Thuy Bui
1 tháng 12 2021 lúc 16:15

tham khảo

Trong thời gian qua, đại dịch Covid đã làm thiệt hại về cả sức khỏe và tiền bạc của con người. Tuy nhiên, đại dịch cũng giúp ta nhìn thấy những tinh thần tương thân tương ái. Tương thân tương ái là cùng nhau giúp đỡ nhau bằng tình yêu thương nhân ái. Biểu hiện cụ thể chính là việc toàn dân ta chung tay khuyên góp để chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, chính phủ còn hỗ trợ cho những người nhiễm Covid. Trong đợt dịch này, rất nhiều con người bị thất nghiệp. Hiểu được điều đó, rất nhiều cây atm gạo đã xuất hiện để giúp đỡ người dân. Cùng với đó là những xuất cơm tình nguyện hay những chiếc khẩu trang miễn phí. Tất cả những việc làm đó tuy nhỏ nhặt nhưng đã sẻ chia phần nào khó khăn của mỗi người, để từ đó đất nước ta sẽ chiến thắng đại dịch. Chúng ta nên tuyên dương và tích cực thực hiện những tinh thần tương thân tương ái đó

Bình luận (0)
Giang シ)
1 tháng 12 2021 lúc 16:16

Tham Khảo ạ !

Tinh thần dân tộc Việt Nam là ý thức dân tộc đã được hình thành trong suốt quá trình lịch sử và được biểu hiện ở các giá trị trong truyền thống văn hóa của người Việt, là sự kết tinh và thăng hoá của các giá trị truyền thống của dân tộc, trong đó tinh thần yêu nước và tinh thần độc lập dân tộc là hai giá trị truyền thống chủ đạo. Trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc, tinh thần dân tộc đó đã được phát huy đến cao độ. Chính vì vậy, dân tộc Việt Nam không chịu khuất phục bất cứ một thế lực nào. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc giữ vững và phát huy tinh thần dân tộc được thể hiện ở chỗ: thứ nhất, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc; thứ hai, tìm mô hình phát triển phù hợp với điều kiện của Việt Nam để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chủ động hội nhập quốc tế, tăng cường đối thoại với các nền văn hóa khác để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc là phương thức hữu hiệu để thực hiện điều đó.  Ảnh minh họa Tinh thần dân tộc là ý thức dân tộc được hình thành và kết tinh trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của bản thân dân tộc, tạo nên ý chí, nghị lực của một dân tộc và được biểu hiện ở các giá trị trong truyền thống văn hoá dân tộc. Tinh thần dân tộc đóng vai trò định hướng cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc, là niềm tin và mục tiêu theo đuổi của dân tộc. Tinh thần dân tộc Việt Nam chính là ý thức dân tộc Việt Nam đã được hình thành trong suốt tiến trình lịch sử và được biểu hiện ở các giá trị trong truyền thống văn hóa của người Việt. Chính tinh thần dân tộc ấy đã kết nên ý chí và nghị lực giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển trong suốt hàng nghìn năm lịch sử. Nói cách khác, tinh thần dân tộc là sự kết tinh và thăng hoa các giá trị truyền thống của dân tộc. Trong những năm gần đây, tại nhiều hội thảo và trong các công trình đã được công bố, nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ các giá trị truyền thống của người Việt. Các giá trị truyền thống thường được nói đến là tinh thần yêu nước, thương nòi; độc lập và tự do; đức tính cần cù, siêng năng; tinh thần hiếu học; đức tính khiêm nhường; tính cộng đồng, v.v.. Bên cạnh đó, nhiều giá trị khác đôi khi cũng được nhắc đến, như tính cần kiệm, đề cao tình nghĩa, coi trọng gia đình, không rơi vào tính cực đoan của chủ nghĩa cá nhân, v.v.. Vấn đề đặt ra là, các giá trị truyền thống đó có phải là những giá trị riêng có của dân tộc Việt Nam, người Việt Nam hay đó là giá trị chung của cả cộng đồng châu Á và tất cả các nước hoặc nhiều nước châu Á cũng có. Theo chúng tôi, trong các giá trị kể trên, khó có thể chỉ ra được một giá trị nào đó là giá trị riêng có của Việt Nam. Trên thực tế, một số giá trị kể trên không chỉ có ở Việt Nam, mà còn có ở nhiều nước châu Á khác. Một số giá trị không chỉ là giá trị của các nước châu Á, mà còn là giá trị chung của nhân loại. Do vậy, vấn đề lại là ở chỗ, cần chỉ ra những biểu hiện đặc thù của các giá trị ấy trong điều kiện Việt Nam. Nói cách khác, các giá trị truyền thống của dân tộc là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, vừa có những điểm chung mà nhiều dân tộc khác cũng có, vừa có điểm riêng mà chỉ dân tộc mình mới có. Chẳng hạn, cũng là tinh thần yêu nước, nhưng cần nghiên cứu và làm rõ tinh thần yêu nước của người Việt Nam khác với tinh thần yêu nước của người Hàn Quốc, người Thái Lan, người Nhật Bản, v.v. như thế nào; nhiều dân tộc có tính cộng đồng nhưng tính cộng đồng của nguời Việt có điểm gì khác. Thành thử, việc nghiên cứu mang tính so sánh trên cùng một thang giá trị như vậy để vạch ra những nét đặc thù của các giá trị truyền thống Việt Nam là cần thiết. Đó là một công việc không dễ và đòi hỏi sự đóng góp công sức của nhiều thế hệ các nhà khoa học. Tuy nhiên, ở đây, trên một nét chung nhất, chúng tôi xin nhấn mạnh hai điểm.

Bình luận (0)
Bảo Nam
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
16 tháng 4 2022 lúc 5:44

Xã hội càng phát triển , kéo theo đó là một số tình trạng sống " bình thản" của thế hệ trẻ ngày nay . Họ sống không có lý tưởng , không có ước mơ của riêng mình và theo em , điều đó là không nên bởi nó sẽ đánh mất đi giá trị sống của bản thân ta , của con người .Sống lý tưởng, đó là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới. Lý tưởng sống là động lực to lớn giúp con người ta vượt qua những khó khăn, thử thách chông gai trong cuộc sống để thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình. Những người sống có lý tưởng sẽ tự nguyện cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp, cho đời , cho chính bản thân ta. Chúng ta cần sống có lý tưởng , mục đích sống của bản thân bởi điều đó sẽ giúp cho ta nâng cao ý thức, nâng cao giá trị bản thân ngày một tốt đẹp hơn. Để cho xã hội càng phát triển hơn với văn hóa con người cũng càng ngày càng phát triển hơn. Tuổi trẻ học đường hôm nay cần ôm ấp những ước mơ lý tưởng, cao đẹp luôn luôn hướng tới những chân trời rộng mở và khao khát được tiếp bước những thế hệ đi trước, biến ước mơ thành hiện thực. Bản thân em cũng đã có lý tưởng sống của riêng mình . Khép lại đoạn văn trên , mong sao mọi người ai ai cũng sống có lý tưởng để xã hội , đất nước càng ngày càng giàu đẹp hơn .

Bình luận (0)
Mèo Simmy
Xem chi tiết

Trước mắt tôi là một cánh đồng lúa rộng lớn, mênh mông đến tận chân trời. Những cây lúa cùng nhau hình thành một tấm thảm màu vàng óng ánh, như một biểu tượng của sự thịnh vượng và hy vọng. Những cánh cỏ màu xanh lợt nhấp nhô theo những luồng gió mượt mà, tạo nên một khung cảnh thôn quê dịu dàng và thanh bình.  Những bông hoa lúa trắng xinh tinh khôi nở rộ trên các cánh đồng, tạo nên một cảm giác như là một màn trời mây trắng đẹp mắt. Những động tác của những người nông dân làm việc cật lực để trồng và chăm sóc cây lúa trở thành một hình ảnh sống động trong lòng cánh đồng. Ánh nắng mặt trời chiếu rọi từ trên cao, làm bừng sáng màu vàng của lúa chín, tạo nên một cảm giác ấm áp và tươi mát. Ông mặt trời rực rỡ và mềm mại, gửi tới cánh đồng lúa một món quà tuyệt vời - năng lượng mặt trời. Trên cánh đồng, tiếng cười vui tươi và cuộc sống rộn rã tựa như nhịp điệu của cuộc sống nông thôn. Đây không chỉ là một cánh đồng lúa, mà là một thế giới của sự sống, sự hy vọng và niềm tin. Cánh đồng lúa chín là một hình ảnh tuyệt đẹp, thể hiện sức sống và sự phát triển của nông nghiệp - nguồn sống chính của nhiều người trên toàn cầu.  

Bình luận (0)